Ăn Chay Có Thiếu Chất? Cách Ăn Chay Không Bị Thiếu Chất?

Ăn chay chủ yếu sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Bởi vậy, khi mới chuyển sang ăn chay, không ít người thắc mắc Ăn chay có bị thiết chất không? Nếu bạn cũng có cùng câu hỏi thì hãy cùng Tú Uyên 94 tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1

Ăn chay có bị thiếu chất không?

Ăn chay không thiếu chất khi sử dụng thực đơn một cách khoa học, ăn đa dạng nguồn thực phẩm chay, gồm cả thực phẩm chay nguồn gốc từ thực vật và thực phẩm chay được sản xuất từ những công ty, doanh nghiệp uy tín. Trường hợp ngược lại, ăn chay thiếu khoa học, thiếu chặt chẽ so với tháp dinh dưỡng dành cho người ăn chay, thì khả năng thiếu chất hoặc bị thừa một số chất nào đó là điều không thể tránh khỏi.

Dưới đây là những bài viết minh chứng cụ thể đã được Tú Uyên 94 tổng hợp từ cộng đồng người ăn chay mà bạn có thể tham khảo:

2

Ăn chay thiếu chất gì?

Trong phạm vi của bài viết này, khi nhắc tới ăn chay thiếu chất đồng nghĩa với việc chúng tôi đang đề cập tới những trường hợp người ăn chay thiếu khoa học. Nhóm người này có nguy cơ bị thiếu hụt các chất như sắt, protein, canxi, vitamin B12 và i-ốt cao hơn so với những người ăn chay chuẩn khoa học hoặc người ăn mặn bình thường. Và cơ thể rất dễ rơi vào tình trạng bị suy nhược, mệt mỏi, suy giảm sức khoẻ xương, thiếu máu, một số vấn đề về tuyến giáp và những tình trạng sức khỏe xấu khác.

Câu hỏi cùng nội dung trả lời:

  • Người ăn chay thường thiếu chất gì?
  • Người ăn chay thiếu chất gì?

an-chay-co-thieu-chat-2

3

Ăn chay như thế nào để không thiếu chất?

Dưới đây là những gợi ý:

  • Ăn chay ngắn hạn
  • Đa dạng nguồn thực phẩm
  • Hạn chế ăn các món chiên nhiều dầu
  • Không ăn cơm quá nhiều
  • Lựa chọn hình thức hoặc chế độ ăn chay phù hợp với sức khỏe
  • Sắp xếp khẩu phần ăn, thời gian ăn phù hợp
  • Lựa chọn nguyên liệu sạch và an toàn

Nội dung chi tiết có tại chuyên mục: Hướng dẫn ăn chay đúng cách đảm bảo dinh dưỡng.

an-chay-co-thieu-chat-3

Hoặc tham khảo thực đơn kiểu mẫu dành cho người theo chế độ ăn chay lacto-ovo như sau:

Thứ hai:

  • Bữa sáng: Gồm trái cây, bột yến mạch và hạt lanh
  • Bữa trưa: Gồm bánh hummus bọc khoai lang chiên và rau nướng
  • Bữa tối: Gồm bánh mì đậu phụ

Thứ ba:

  • Bữa sáng: trứng bác cà chua cùng nấm và tỏi.
  • Bữa trưa: bí ngòi nhồi rau và phô mai Feta cùng súp cà chua.
  • Bữa tối: cơm Basmati và cà ri đậu gà

Thứ tư:

  • Bữa sáng: gồm quả mọng, hạt chia và sữa chua Hy Lạp
  • Bữa trưa: salad Farro cùng dưa chuột, cà chua và phô mai Feta với súp đậu lăng tẩm gia vị.
  • Bữa tối: cà tím ăn kèm salad.

Thứ năm:

  • Bữa sáng: gồm đậu phụ xào hành tây, ớt và rau bina
  • Bữa trưa: Burrito cùng gạo lứt, bơ, đậu, rau và salsa.
  • Bữa tối: Cơm thập cẩm kết hợp giữa rau và salad ăn kèm

Thứ sáu:

  • Bữa sáng: Gồm bánh mì nướng nguyên cám với men dinh dưỡng và bơ
  • Bữa trưa: Salad Hy Lạp và đậu phụ
  • Bữa tối: Mì bí ngòi và thịt viên hạt diêm mạch – đậu đen

Thứ bảy:

  • Bữa sáng: Sinh tố cải xoăn, chuối, quả mọng, sữa hạnh nhân và bơ hạt.
  • Bữa trưa: Bánh mì kẹp thịt đậu lăng đỏ và salad bơ
  • Bữa tối: Bánh mì dẹp và rau nướng cùng sốt pesto.

Chủ nhật:

  • Bữa sáng: Gồm khoai lang băm và cải xoăn
  • Bữa trưa: Gồm bí ngòi chiên giòn và ớt chuông nhồi đậu tempeh.
  • Bữa tối: Cơm súp lơ và bánh Tacos đậu đen

Chúc bạn có bữa ăn ngon, lành mạnh, mang lại đủ sức khỏe cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *