Trong đạo Phật, các ngày ăn chay trong tháng có 10 ngày, gồm những ngày 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 âm lịch. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện thực tế và cơ địa sức khỏe của mỗi người để lựa chọn ăn chay 2 ngày, 4 ngày hoặc 6 ngày trong tháng.
Thường thì các tín đồ Phật tử lâu năm họ thường lên lịch ăn chay 10 ngày trong tháng. Có khả năng tiến dần đến ăn chay trường nếu như cơ thể khỏe mạnh và không có bị bệnh nguy hiểm.
1
Các ngày ăn chay trong tháng
Bạn xem chi tiết tại bảng dưới đây:
Các Ngày Ăn Chay Trong Tháng | |
---|---|
2 ngày/tháng: | 1 và 15. |
4 ngày/tháng: | 1, 14, 15 và 30. |
6 ngày/tháng: | 8, 14, 15, 23, 29 và 30. |
8 ngày/tháng: | 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24 và 30. |
10 ngày/tháng: | 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30. |
1 tháng/năm: | Tháng MỘT, Tháng THÁNG BỐN, Tháng BẢY hoặc Tháng MƯỜI. |
3 tháng/năm: | Tháng MỘT, Tháng BỐN và Tháng BẢY |
4 tháng/năm: | Tháng MỘT, Tháng BỐN, Tháng BẢY và Tháng Mười. |
Trường trai | Quanh năm suốt tháng |
2
Những hình thức ăn chay trong ngày ăn chay
Sẽ có 2 hình thức ăn chay chính dành cho tín đồ Phật tử, gồm:
Ăn chay trường: Phật tử sẽ ăn chay trong thời gian dài, gồm tất cả các ngày trong tháng và kéo dài 12 tháng trong năm. Việc ăn chay sẽ không dừng lại cho tới khi hết đời. Thức ăn là thanh đạm, không sát sanh.
Ăn chay kỳ: Những tín đồ ăn chay sẽ ăn chay vào những ngày cố định trong tháng. Thường là 10 ngày ăn chay trong một tháng. Những ngày ăn chay khác trong tháng có thể lựa chọn như là:
- Nhị trai là ăn chay mỗi tháng hai lần vào mùng 1 và ngày rằm.
- Tứ trai là ăn chay 4 lần trong tháng vào 1, 14, 15, 30.
- Nhất ngoại trai là ăn chay luôn trong một tháng, thường là tháng Giêng, tháng 7 và tháng 10.
- Lục trai là ăn chay trong các ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30.
- Và lịch ăn chay 10 ngày trong tháng được gọi là Thập trai.
3
Ý nghĩa 10 ngày ăn chay trong tháng
Chọn 10 ngày ăn chay trong tháng là để nhắc nhở các tín đồ Phật tử cần tu tập và mở rộng lòng từ bi, không sát sanh động vật để làm nguồn thức ăn cho mình.
Ngày thứ 30 trong lịch 10 ngày ăn chay mang ý nghĩa nhắc nhở Phật tử cần nhìn lại một tháng cũ đã qua, sống ý nghĩa hơn, tu tập chăm chỉ hơn trong tháng mới. Trong quan niệm Phật giáo, mọi sự trên đời đều có khởi nguồn và đều ảnh hưởng tới sự việc xung quanh, tác động lẫn nhau tương tự như dòng chảy của thời gian, hoặc dòng chảy của dòng sông từ thượng nguồn xuống hạ nguồn. Tháng cũ khép lại là mở ra một tháng mới, do đó mà Phật tử ăn chay cần xem xét lại bản thân để có thể sống tốt hơn khi hướng về Phật giáo.
Những ý nghĩa khác:
- Ngày mùng 1 âm lịch: ngày đạt Đạo của Định Quan Phật.
- Ngày mùng 8 âm lịch: ngày đạt Đạo của Dược Sư Như Lai.
- Ngày 14 âm lịch: ngày đạt Đạo của Phổ Hiền Bồ Tát.
- Ngày 15 âm lịch: ngày đạt Đạo của A Di Đà Như Lai.
- Ngày 18 âm lịch: Ngày đạt Đạo của Quan Bồ Tát.
- Ngày 23 âm lịch: ngày đạt Đạo của Thế Chí Bồ Tát.
- Ngày 24 âm lịch: ngày đạt Đạo của Địa Tạng Vương Bồ Tát.
- Ngày 28 âm lịch: ngày đạt Đạo của Tỳ Lư Đà Na Phật.
- Ngày 29 âm lịch: ngày đạt Đạo của Dược Dương Bồ Tát.
- Ngày 30 âm lịch: ngày đạt Đạo của Thích Ca Như Lai.
4
Những tháng ăn chay trong năm
Theo đạo Phật, sẽ ăn chay vào các tháng 01, 04, 07 và 10 hằng năm. Trong đó:
- Ăn chay tháng 01 mang ý nghĩa:
- Ăn chay tháng 04 mang ý nghĩa: Vía Đức Phật A Di Đà.
- Ăn chay tháng 07 mang ý nghĩa: Vu lan báo hiếu.
- Ăn chay tháng 10 mang ý nghĩa: